Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch thi công

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản | Công nghệ mới rất hiệu quả

Thủy sản là một trong những ngành công nghiệp không phải mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề vệ sinh, xử lý nguồn nước sau khi thu hoạch. Không phải đơn vị nào cũng làm tốt và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Hầu hết người nuôi hiện nay vẫn cấp nước trực tiếp vào ao nuôi cá, tôm, thủy hải sản. Và chỉ sử dụng màng lọc thô ngăn tạp chất, việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. Gây ảnh hưởng đến các loại vật nuôi nếu nguồn nước cấp không tốt. Chính vì vậy bằng bài viết này công nghệ MET giúp bạn đọc hiểu rõ. Các xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản hiệu quả và triệt để, nhằm giúp giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản
Thực trạng ao cực kỳ ô nhiễm.

Các phương pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản hiện nay

Các phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản được ứng dụng. Như biện pháp vật lý (lắng, lọc, siphon, sử dụng tia cực tím,…). Phương pháp hóa học (xử lý bằng phương pháp Purolite tốc độ cao, sử dụng ozon, các biện pháp kết tủa, kết bông,..). Và biện pháp sinh học (sử dụng các loại chế phẩm sinh học – probiotics, tận dụng bùn thải. Và nước thải cho sản xuất nông nghiệp, xử lý bằng phương pháp hiếu khí, kỵ khí. Xử lý bằng hệ thực vật như dùng tảo, thực vật thượng đẳng thủy sinh sống trôi nổi. Hay các biện pháp hồ sinh học, hồ sục khí,…) và đặc biệt phương pháp kết hợp hóa học lý học bằng CÔNG NGHỆ MET.

Biện pháp xử lý vật lý – cơ học

Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản bằng xử lý vật lý -cơ học. Phương pháp này giúp loại bỏ các loại tạp chất không hòa tan. Bao gồm các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải. Biện pháp này thường ứng dụng ở giai đoạn đầu của quy trình xử lý và nguyên vật liệu được dùng. Trong biện pháp này là vật chắn, sử dụng hệ thống lắng và hệ thống lọc cơ học.

Xem thêm:  Cách xử lý nước bằng phèn chua tại nhà | Hướng dẫn và công nghệ

Sử dụng vật chắn: đây là quy trình đầu trong biện pháp xử lý cơ học. Giúp loại bỏ các loại vật chất hữu cơ thô, rắn, tại đây các vật chất rắn sẽ được giữ lại. Sử dụng hệ thống lắng: quy trình này giúp tách các vật chất lơ lửng. Nguyên tắc của quá trình này là dựa trên sự khác nhau về trọng lượng của các hạt vật chất lơ lửng. Quy trình này giúp loại bỏ được từ 90 – 99% những chất cặn lơ lửng trong nước.

Sử dụng hệ thống lọc: quy trình này giúp loại bỏ các chất cặn lơ lửng còn sót lại. Sau quá trình sử dụng hệ thống lắng. Đồng thời loại bỏ các chất hữu cơ nhỏ trong giai đoạn phân hủy. Hệ thống này ít được quan tâm sử dụng. Trong nuôi tôm sú thương phẩm ở quy mô sản xuất lớn.

xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Tình trạng chung về nước trong ao – hồ nuôi trồng thủy sải sản

Phương pháp xử lý hóa lý

Phương pháp xử lý nước thải ao nuôi thủy sản bằng sử dụng cơ chế về hóa lý. Có nghĩa là sử dụng chất phản ứng với các chất bẩn có trong nước thải. Làm cho các chất cặn bẩn này bị lắng đọng lại. Hoặc hòa tan thành chất không độc hại.

Biện pháp này dựa trên cơ chế kết tủa của từng loại chất thải. Quá trình hấp thụ, keo tụ, tách ly, trao đổi ion, bay hơi hoặc cô đặc để loại bỏ các chất vô cơ, hoặc hữu cơ có trong nước thải. Các chất thải sau khi kết tủa, keo tụ thì sẽ được máy bơm chìm nước thải hút và đẩy ra ngoài.

Trong nuôi tôm, quy trình hóa lý ít được áp dụng. Vì quy trình này thường dùng để làm sạch các chất hòa tan. Nhưng ít bị phân hủy sau khi xử lý cơ học hoặc sinh học.

Xem thêm:  Tiêu chuẩn nước sinh hoạt được đánh giá chất lượng như thế nào

Phương pháp xử lý hóa học

Phương pháp này sử dụng một số hóa chất đưa vào môi trường nước thải. Các loại chất hóa học này sẽ tham gia vào quá trình oxy hóa khử vật chất ô nhiễm. Hoặc trung hòa tạo chất kết tủa, hoặc tham gia vào cơ chế phân hủy.

Biện pháp oxy hóa khử thường được ứng dụng rất nhiều, vì các chất hóa học. Có khả năng oxy hóa rất phổ biến trên thị trường. Trong quá trình oxy hóa khử, các chất thải gây ô nhiễm sẽ được chuyển thành các chất ít ô nhiễm hơn và tách ra khỏi nước.

Mặc dù vậy, quá trình này thường tốn một lượng lớn hóa chất và khó định lượng liều lượng sử dụng. Và không phù hợp với xu hướng phát triển ứng dụng công nghệ xanh trong tương lai. Bởi các chất hóa học sẽ còn tồn dư trong bể nuôi thủy hải sản. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng vật nuôi. Chính vì vậy mà ta chỉ sử dụng phương pháp này trong trường hợp. Khi các tạp chất gây ô nhiễm bên trong bể nuôi trồng không thể xử lý bằng các phương pháp khác.

nước thải nuôi thủy sản
Kiểm tra và xử lý nước nuôi trồng thủy hải sản

Phương pháp xử lý sinh học

Xử lý nước thải ao nuôi thủy sản bằng sinh học này lợi dụng khả năng sống và hoạt động. Của các loại vi sinh vật có trong nước để phân hủy các chất gây ô nhiễm. Cặn bẩn dạng hữu cơ có trong nguồn nước thải. Các vi sinh vật này sử dụng một số hợp chất hữu cơ, chất khoáng và muối dinh dưỡng. Làm thức ăn và tạo ra năng lượng cho chúng phát triển.

Biện pháp này giúp loại bỏ được các chất hữu cơ hòa tan hoặc chất phân tán nhỏ, keo, hợp chất lắng tụ. Trên nền đáy, sản phẩm cuối cùng của phương pháp sinh học chính là khí CO2, nước, nito, ion sulfat,… Quá trình nuôi vi sinh vật này, bạn cần sử dụng đến giá thể vi sinh, và máy thổi khí oxy để tạo oxy cho vi sinh vật phát triển.

Xem thêm:  Qcvn nước thải sinh hoạt là gì? Thành phần và cách xử lý tốt nhất

Tùy vào loại vi khuẩn, tính chất hoạt động của vi khuẩn mạnh hay yếu mà quá trình sinh học sẽ xảy ra trong điều kiện hiếu khí, kỵ khí, hoặc tự nhiên.

Quá trình sinh học hiếu khí

Đây là quá trình giúp phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, trong điều kiện có oxy giúp nuôi vi sinh vật.

Quá trình sinh học kỵ khí

Là quá trình phân hủy chất hữu cơ và vô cơ trong điều kiện môi trường không có oxy.

Quá trình sinh học tự nhiên

Là phương pháp kết hợp giữa quá trình hóa lý và sinh hóa xảy ra tự nhiên trong đất. Và nước bởi sự hiện điện của oxy hòa tan và động thực vật trong đất và nước. Đây được xem là phương pháp làm sạch tự nhiên, rất thân thiện với môi trường. Ngoài ra có một số phương pháp xử lý nước thải ao cá, tôm. Thủy sản tương tự như sử dụng chế phẩm sinh học

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ MET

Công nghệ MET công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học. Vận dụng những nguyên lý cơ học đặc biệt. Đây là một trong những công nghệ xử lý nước thải tiên tiến nhất hiện nay. Với nhiều ưu điểm trong quá trình hoạt động như: không sử dụng lõi lọc, không hóa chất, không dùng điện năng.

xử lý bằng công nghệ met
Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng Công nghệ met.

Ưu điểm khi dùng met

– Công nghệ MET không sử dụng hóa chất trong quá trình xử lý nước thải. Do đo không gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như không mất chi phí mua hóa chất.

– Công nghệ xử lý nước MET không phải thay lõi lọc với quy trình khép kín hoạt động. Theo nguyên lý cơ học, không mất chi phí nhân công thay thế lõi lọc.

– Không có nước thải trong quá trình xử lý.

– Các nguyên vật liệu hoàn toàn có tự nhiên không gây ô nhiễm môi trường.

– Công nghệ METđược bộ khoa học công nhận sáng chế độc quyền số 21441

– Chi phí thấp phù hợp cơ sở sản xuất

– Được tư vấn lắp đặt tại nhà

– Tặng gói Bảo trì hệ thống trọn đời.

Liện hệ lắp đặt công nghệ met

————————————————————————

????????????̂???????? ???????????? ???????????? ????????????̂́???? ???????????? ????????̀???????? ????????????̂???? ????????̣̂:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC TA

Địa chỉ: 53 Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Website : https://congnghemet.com.vn/

Email : congnghexulynuocmet@gmail.com

Hotline & Zalo 24/24: ???????????????? ???????????? ????????????

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *