Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch thi công

Xử lý nước thải nuôi thủy sản | Quy trình xử lý nước nuôi cá, tôm hiệu quả

Xử lý nước thải nuôi thủy sản là việc làm rất cần thiết và bắt buộc, nó có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển của ngành thủy sản. Nếu nước thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản không được xử lý triệt để sẽ có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại thủy sản sau này.

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng Công Nghệ MET sẽ giúp lượng nước thải trong ao hồ nuôi thủy sản được đảm bảo an toàn trong quá trình nuôi. Nguồn nước nuôi an toàn sẽ giúp thủy sản phát triển ổn định, giảm nguy cơ gây bệnh tránh thiệt hại cho người nuôi.

Tính chất và thành phần trong nước nuôi trồng thủy sản

Trong nước thải nuôi trồng thủy sản bao gồm: Lượng thức ăn dư thừa, xác của một số đối tượng thủy sản nuôi, chất thải của cá loại thủy sản nuôi…nên nước có màu và mùi rất khó chịu, lượng oxy trong nước thấp vì vậy sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi sẽ chậm nguy cơ gây nguồn bệnh cao. Không những nước thải nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến chính thủy sản mà còn tác động không tốt đến sức khỏe của con người.

Xem thêm:  Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt gia đình | Áp dụng cách hiện đại

Tính chất nước thải nuôi cá

– Nước thải nuôi cá chủ yếu là do nguồn hữu cơ chứa trong thức ăn dư thừa hòa tan lân trong nước. Cá chỉ hấp thụ khoảng 17% lượng thức ăn còn 83% lượng thức ăn hòa tan trong nước sẽ phân hủy thành chất hữu cơ.

– Do phân cá thải ra, rác trong ao nuôi đọng lại nơi đáy nên lượng COD, BOD, N và các vi dinh vật gây bệnh phát triển nhanh. Nguồn nước thải này nếu không xử lý kịp thời nếu không xử lý mà thải ra môi trường sẽ gây phủ nhưỡng hóa nguồn tiếp nhận hay xảy ra hiện tượng tảo nở hoa.

– Do nước thải còn chứa lượng hóa chất tồn dư như kháng sinh dùng cho cá, thuốc sát trùng ao…

Tính chất nước thải nuôi tôm

– Trong nước thải nuôi tôm có chứa một lượng lớn Ni tơ, Phốt pho và một số chất khác. Hợp chất Carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm oxy và tăng hàm lượng COD, BOD, Sulfit hydrogen, Amoniac và hàm lượng Metal có trong nước thải.

– Một trong những nguyên nhân khác là do bùn ở các khu vực lân cận khác cũng ảnh hưởng.

Giải pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản
Giải pháp xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ MET

Với hệ thống xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ xử lý nước MET của chúng tôi sau khi nước thải được đưa từ bể chứa nước cần xử lý (bể sơ cấp) sẽ chảy qua bể chứa hệ thống xử lý nước (bể thứ cấp) bằng hệ thống đường ống lọc tạo ra các guồng chia tách nước sau đó sẽ được lọc thô nhờ một màng lọc tự nhiên như đã nêu ở trên sau đó chạy vào hệ thống lọc của máy.

Xem thêm:  Bể uasb trong xử lý nước thải hoạt động thế nào? Các công nghệ xử lý tốt

Từ đây chất thải được phân chia thành nhiều đường khác nhau:

  • Đường xả chất thải rắn: các chất thải trong nuôi trồng thủy sản bao gồm phân cá – tôm, thức ăn dư thừa, xác một số thủy sản nuôi, chất rắn lơ lửng…
  • Đường thoát khí trong nước: các chất khí được hút vào đường ống đi ra ống thoát khí COD, BOD, N, P.

Do trong máy hoàn toàn kín, oxy không thể vào được và do lực xuyên tâm nên các phân tử nước hoàn toàn dao động tự gio, chúng va đập vào nhau và bị chia tách liên tục khiến cho cấu trúc liên kết của nước và các chất rắn, giữa nước và khí và giữa nước và các chất khí dần bị chia tách riêng ra và đi theo các đường khác nhau. Khí thì bị đẩy lên theo đường số 4. Chất thải rắn kèm theo 1 phần nước chưa xử lý xong thì bị đưa lên theo đường số 3 lên bề mặt cát. Chất thải rắn sẽ bị giữ lại trên bề mặt cát. Số nước còn lại do trọng lực sẽ ngấm qua lớp cát đi xuống phía dưới.

Và số nước còn lại này sẽ bị lực hút, hút ngược trở lại máy theo đường số 7, và vào máy lại tuần hoàn theo như lộ trình ban đầu. Đa phần số phân tử nước trong máy lúc đầu sẽ đi qua phần số 6 ống lọc vĩnh cửu, tại đây có các nguyên liệu vôi và muối để cân bằng pH và khử trùng triệt để tất cả các thứ còn lại trong nước các vi rút, vi khuẩn gây bệnh có thể bị loại bỏ. Do nước dưới dạng phân tử và khi đi qua đây sẽ tương tác với dung dịch xử lý (được bọc trong thiết bị chứa), dung dịch này chỉ bị hao một lượng vô cùng ít và không đáng kể.

Xem thêm:  Cách xử lý nước giếng có mùi theo phương pháp nào hiệu quả nhất

Tiếp theo nước lại qua các cục xử lý lần 2, nước từ họng hút nước từ cát được hút vào. Tại đây nước một lần nữa lại được làm sạch lần cuối và ta thu được nước an toàn đạt tiêu chuẩn được chảy ra ngoài bằng ống số 8.

Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng Công nghệ MET:
Xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản bằng Công nghệ MET:

Ưu điểm của công nghệ MET trong xử lý nước thải nuôi thủy sản

Công nghệ MET là công nghệ xử lý nước được thiết kế có ưu điểm vượt trội so với các công nghệ xử lý nước khác đang được sử dụng hiện nay:

–  Xử lý triệt để các khí (như metal, hydro sunphua, amoni, COD, BOD,N,P…).

– Hệ thống xử lý nước không sử dụng lõi lọc.

– Không sử dụng cát thạch anh, than hoạt tính trong quá trình lọc nước thải.

– Trong quá trình lọc nước không sử dụng điện năng, nhiệt năng, hóa chất.

– Quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải diễn ra trơn tru, không xảy ra hiện tượng tắc nghẽn.

– Không hạn chế khối lượng xử lý nước thải.

– Nước thải sau xử lý đảm bảo theo quy chuẩn của Bộ TNMT quy định.

Các tổ chức cá nhân có nhu cầu xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản xin vui lòng liên hệ với chúng tôi Công ty TNHH Xử Lý Nước Ta để được tư vấn cụ thể và chi tiết.

————————————————————————

????????????̂???????? ???????????? ???????????? ????????????̂́???? ???????????? ????????̀???????? ????????????̂???? ????????̣̂:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC TA

Địa chỉ: 53 Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Website : https://congnghemet.com.vn/

Email : congnghexulynuocmet@gmail.com

Hotline & Zalo 24/24: ???????????????? ???????????? ????????????

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *