Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch thi công

Xử lý nước thải ngành giấy công nghiệp bằng cách nào sẽ hiệu quả

Xử lý nước thải ngành giấy là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng nhất. Công nghệ sản xuất bột giấy chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Công nghiệp giấy phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Vì vậy Xử lý nước thải sản xuất giấy cũng cần được quan tâm. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất giấy. Vậy xử lý nước thải ngành giấy  thế nào hiệu quả nhất hiện nay hãy cùng công nghệ MET mang đến thông tin hữu ích bạn đọc.

Xử lý nước thải ngành giấy
Cơ sở sản xuất giấy.

Đặc điểm trong xử lý nước thải ngành giấy công nghiệp hiện nay

Công nghiệp sản xuất giấy là một trong những ngành công nghiệp được hình thành và phát triển từ rất lâu. Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, kinh tế ngày càng phát triển hơn. Nhu cầu sử dụng giấy của con người cũng theo đó mà đa dạng, phong phú hơn.

Thế nhưng việc xử lý được nước thải trong quá trình sản xuất bột giấy như thế nào. Cho hiệu quả thì không phải là một vấn đề đơn giản. Với đặc điểm thành phần nước thải có hàm lượng Cellulose cao. Thì cần một quy trình xử lý nước thải bài bản mới có thể xử lý tốt được. Và đạt chuẩn của qcvn 40 2011/btnmt.

Công nghệ sản xuất giấy nguồn phát sinh của nước thải

Công nghệ sản xuất giấy bao gồm hai quá trình cơ bản. Sản xuất bột giất từ nguyên liệu thô và sản xuất giấy từ bột giấy (xeo giấy).

Có hai nguồn sản sinh ra nước thải đó là: từ quá trình xeo giấy và quá trình làm việc. Trong quá trình tạo bột của công nghiệp xeo giấy sẽ xuất hiện trong dịch thải và sẽ gây ô nhiễm nặng đối với môi trường nếu không kịp thời thu hồi được dịch đen.

Xem thêm:  Nước giếng khoan có sạch không? Nếu dùng ảnh hưởng sức khỏe không?

Dịch đen, theo thuật ngữ của ngành giấy, bao gồm 70% chất rắn hữu cơ (có thể thu hồi để tái tạo) và sử dụng và 30% chất rắn vô cơ. Cũng vì thế, mức độ ô nhiễm từ nước thải công nghiệp xeo giấy tỷ lệ nghịch với khả năng thu hồi dịch đen.

Ngoài ra, trong quá trình tạo bột xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính năng đặc thù cho sản phẩm, người ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Những chất này nếu không được thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra sông ngòi sẽ làm ô nhiễm nặng nguồn nước.

nước làm giấy
Nước làm giấy công nghiệp.

Tính chất trong nước thải sản xuất giấy công nghiệp

Nước thải ngành giấy chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng và xơ sợi. Các hợp chất hữu cơ hòa tan ở dạng khó và dễ phân hủy sinh học. Các chất tẩy rửa và hợp chất hữu cơ của chúng.

Trong nước thải sản xuất giấy và bột giấy có hàm lượng các hợp chất cacbonhydrat cao. Là những chất dễ phân hủy sinh học nhưng lại thiếu nitơ và phospho. Những chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật phát triển. Do đó trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học cần bổ sung các chất dinh dưỡng. Đảm bảo tỉ lệ cho quá trình hiếu khí BOD: N : P = 100:5:1 và quá trình yếm khí BOD5 : N : P = 100:3:0,5.

Đặc tính nước thải nghành giấy thường có tỉ lệ BOD5:COD ≤ 0,55 và hàm lượng COD cao (COD > 1000 mg/l) nên trong xử lý thường kết hợp giữa phương pháp yếm khí và hiếu khí.

Thành phần nước thải của một số nhà máy sản xuất giấy và bột giấy. Với nguyên liệu là gỗ mềm và giấy thải.

Bảng thành phần nước thải giấy
Bảng thành phần nước thải giấy.

Các phương pháp xử lý nước thải ngành giấy công nghiệp

Các phương pháp xử lý loại bỏ các chất ô nhiễm nước của ngành giấy bao gồm lắng, đông keo tụ hóa học và phương pháp sinh học.

Xem thêm:  Tác hại của ô nhiễm nước? Sử dụng nước bẩn ảnh hưởng ra sao

Phương pháp lắng

Dùng để tách các chất rắng dạng bột hay xơ sợi, trước hết đối với dòng thải từ công đoạn nghiền và xeo giấy. Với mục đích thu hồi lại xơ sợi, bột giấy thì thường dùng thiết bị lắng hình phểu. Trong quá trình lắng cần phải tính toán thời gian lưu thích hợp vì với thời gian lưu dài dễ có hiện tượng phân hủy yếm khí, khi bùn lắng không được lấy ra thường xuyên.

Để nước thải loại này lắng được tốt và tạo điều kiện các hạt liên kết với nhau tạo thành bông cặn dễ lắng, chúng ta tính toán với tải trọng bề mặt từ 1 đến 2 m3/m2.h (lưu lượng dòng thải tính cho 1 đơn vị bề mặt lắng của bể trong 1 đơn vị thời gian). Để giảm thời gian lưu trong bể lắng, nâng cao hiệu suất lắng còn có thể thổi khí nén (áp suất 4 đến 6 bar) vào bể lắng. Loại bể lắng – tuyển nổi này thường có tải trọng bể mặt 5 đến 10 m3/m2.h.

Nước giấy công nghiệp
Nước làm giấy công nghiệp.

Phương pháp đông keo tụ hóa học

Dùng để xử lý các hạt rắn ở dạng lơ lửng, một phần chất hữu cơ hòa tan, hợp chất phospho, một số chất độc và khử màu. Phương pháp đông keo tụ có thể xử lý trước hoặc sau xử lý sinh học. Các chất keo tụ thông thường là phèn sắt, phèn nhôm và các vôi. Các chất polyme dùng để trợ keo và tăng tốc độ quá trình lắng. Đối với mỗi loại phèn cần điều chỉnh pH của nước thải ở giá trị thích hợp, chẳng hạn phèn nhôm pH từ 5 – 7, phèn sắt pH từ 5 – 11, dùng vôi thì pH > 11.

Xử lý nước thải ngành giấy bằng sinh học

Dùng để xử lý các hợp chất hữu cơ ở dạng tan. Nước thải của công nghiệp giấy và bột giấy có tải lượng ô nhiễm chất hữu cơ cao, đặc biệt có chứa hàm lượng các hợp chất lignin cao ở dòng thải của xí nghiệp. Các hợp chất của lignin là những chất không có khả năng phân hủy hiếu khí và phân hủy yếm khí rất chậm. Do đó trước khi đưa nước thải vào xử lý sinh học thì dịch đen của quá trình sản xuất bột giấy cần được xử lý cục bộ để tách lignin.

Xem thêm:  Hóa chất PAC xử lý nước thải như thế nào? Ứng dụng của hóa chất
Quy trình xử lý nước công nghiệp
Quy trình xử lý nước làm giấy công nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy bằng công nghệ MET

Công nghệ MET đi đầu trong mảng xử lý nước sinh hoạt. Hệ thống MET tuy đơn giản nhưng bản chất rất phức tạp. Quy trình cơ bản lắp đặt hệ thống xử lý.

  • Đập gạch số lượng khoảng 45 – 50 viên trên m2. Theo kích thước 1×2 hoặc 2×3 không đập quá to. Sau khi đập gạch xong cho gạch vào hệ thống theo từng lớp xếp kín. Các khoảng trống độ dày của lớp gạch từ 20 – 30 phân.
  • Lớp cát to: Dày từ 30 – 40 phân, đổ xong bơm nước sạch (khác với nước nguồn). Vào để chạy và rửa cát đến khi trong thì dừng lại. Lấy búa cao su vỗ quanh thân vỏ của hệ thống lắp trong thân bình.
  • Đối với bể xây chọc thật chặt vòng quanh chân bể. Lớp cát mịn: Dày 20 – 40 phân, lớp cát này làm như trên rồi cho nước nguồn vào chạy cho đến khi đạt nước như ý thì thôi. Lớp cát to phủ mặt: dày 15 -30 phân, đổ xong lớp cát này cho nước sạch. Vào chạy qua 1 lần rồi cấp nước nguồn vào để chạy.
  • Khi đã hoàn tất lắp đặt điều chỉnh van khóa cấp nước nguồn về 1/3.
Quy trình xử lý nước làm giấy công nghiệp
Quy trình xử lý nước làm giấy công nghiệp.

Ưu điểm khi chọn và sử dụng công nghệ MET vào xử lý nước thải

– Công nghệ MET không sử dụng hóa chất trong quá trình xử lý nước thải. Do đo không gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như không mất chi phí mua hóa chất.

– Công nghệ xử lý nước MET không phải thay lõi lọc với quy trình khép kín. Hoạt động theo nguyên lý cơ học, không mất chi phí nhân công thay thế lõi lọc.

– Không có nước thải trong quá trình xử lý.

– Các nguyên vật liệu hoàn toàn có tự nhiên không gây ô nhiễm môi trường.

– Hệ thống hoạt động ổn định, an toàn trong quá trình vận hành

– Nước thải sau xử lý đạt QCVN 12-MT:2015/BTNMT và qcvn 40 2011/btnmt. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.

– Công nghệ METđược bộ khoa học công nhận sáng chế độc quyền số 21441.

– Chi phí thấp phù hợp cơ sở sản xuất.

– Quà tặng kèm theo gói bảo hành lên đến 2 năm

– Được tư vấn lắp đặt tại nhà

– Tặng gói Bảo trì hệ thống trọn đời.

————————————-

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC TA

Địa chỉ: 53 Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Website : https://congnghemet.com.vn

Email : congnghexulynuocmet@gmail.com

Hotline & Zalo 24/24: ???????????????? ???????????? ????????????.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *