Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch thi công

Top 3 công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất và hiệu quả

Trong tương lai đầy thách thức về tài nguyên và môi trường, việc xử lý nước thải sinh hoạt trở thành một ưu tiên cấp bách. Để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất đã xuất hiện với sự hứa hẹn đem lại những giải pháp đột phá. Cùng congnghemet.com.vn phân tích và đưa ra lựa chọn phù hợp bài viết dưới đây.

Nước thải sinh hoạt là gì?

Trước khi tìm hiểu về các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt thì chúng ta phải hiểu rõ nước thải sinh hoạt là gì? Đây là loại nước được hình thành từ các hoạt động hàng ngày trong đô thị. Từ việc tắm giặt, vệ sinh, nấu ăn cho đến sinh hoạt chung. Nước thải này thường được tạo ra từ cuộc sống thường nhật của cư dân sinh sống và làm việc tại các khu dân cư.

Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất
Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất

Nhìn chung, nước thải sinh hoạt được tạo ra hàng năm là khá đáng kể. Do đó, việc xử lý nước thải sinh hoạt trở nên cực kỳ cấp thiết và quan trọng. Hệ thống xử lý nước thải đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống của con người, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Nước thải sinh hoạt có nguồn gốc từ đâu?

Nước thải sinh hoạt là kết quả của những hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, nguồn gốc của của loại nước này có thể được chia thành các nguồn chính như sau:

Từ các hành vi sinh hoạt của con người

Những hoạt động sinh hoạt như sử dụng nhà vệ sinh (nước tiểu, phân, chất dịch cơ thể), giấy vệ sinh đã qua sử dụng tạo nên nước thải đen. Loại nước này thường có màu sắc, mùi và chứa đựng nhiều chất như nước tiểu, phân, tạp chất, vi sinh vật, cặn bẩn lơ lửng, vi rút gây bệnh.

Các thành phần ô nhiễm như COD, BOD5, nitơ, photpho thường chiếm tỷ cao, gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái ao hồ và làm tăng mức độ ô nhiễm. Nước thải loại này thường được thu gom và phân hủy trong các bể tự hoại để điều chỉnh nồng độ chất hữu cơ đạt mức phù hợp cho quá trình sau này.

Xem thêm:  Bể uasb trong xử lý nước thải hoạt động thế nào? Các công nghệ xử lý tốt
Từ hoạt động sinh hoạt hộ gia đình, hộ dân cư
Từ hoạt động sinh hoạt hộ gia đình, hộ dân cư

Nguồn từ quá trình tẩy rửa

Nước thải được tạo ra từ các hoạt động tẩy rửa thường được gọi là nước thải xám. Các hoạt động như vệ sinh xoong nồi, rửa bát đĩa, rau quả,… Nước được thải ra từ những nguồn này thường chứa dầu mỡ, rác thải và các hóa chất tẩy rửa, tạo nên cặn cao. 

Việc tách dầu mỡ ra khỏi nước thải trước khi xử lý là cần thiết, nước thải cũng có thể phát sinh từ hoạt động tắm giặt trong nhà tắm. Nước trong khu vực này chứa các chất tẩy rửa có trong sữa tắm, bột giặt, xà phòng. Với loại nước thải này, cần có các giải pháp xử lý cụ thể để đạt hiệu quả tốt nhất.

Top 3 công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất và hiệu quả
Từ các hoạt động tẩy rửa

Các nguồn khác

Nước thải rò rỉ từ các bể phốt hay ống xả thải cũng góp phần tạo ra nguồn nước thải sinh hoạt. Ngoài ra, nước thải dạng lỏng từ việc tồn dư trong nước thải hoặc có nguồn gốc ở quá trình nấu nước, dung dịch thuốc trừ sâu, dầu nhớt, dung dịch sơn và các hóa chất tẩy rửa tạo thành loại nước này.

Tính chất của nước thải sinh hoạt như thế nào?

Để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp thì phải hiểu về các yếu quan trọng cũng như tính chất của loại nước này. Dưới đây là thành phần và đặc trưng của nước thải sinh hoạt:

Tính chất vật lý:

  • Nhiệt độ: Nước thải sinh hoạt biến đổi tùy theo yếu tố khí hậu và môi trường xung quanh.
  • Màu sắc và mùi: Loại nước này có thể thay đổi từ đen đến nâu, phù thuộc vào nguồn gốc. Đồng thời chúng cũng có mùi khá khó chịu do sự pha trộn của nhiều chất.
  • Độ đục: Do các hạt lơ lửng tồn tại bao gồm cả hóa chất phân hủy và các vi sinh vật tạo nên màu đục bên trong nước thải này.
Top 3 công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất và hiệu quả
Tìm hiểu tính chất vật lý nước thải sinh hoạt

Tính chất hóa học:

  • Độ pH: Nước thải sinh hoạt có độ pH thay đổi không ngừng khoảng từ 1-14, phụ thuộc vào nguồn nước thải và đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước cũng như đưa ra lựa chọn phương pháp phù hợp.
  • Hàm lượng oxy hòa tan (DO): Hàm lượng này cho thấy mức độ oxy có trong nước, cung cấp môi trường sống cho vi sinh vật, oxy sẽ giảm khi nước thải bị ô nhiễm.
  • Hàm lượng BOD (Biological Oxygen Demand): Việc đánh giá khả năng phân hủy chất hữu cơ qua sự tiêu thụ oxy, BOD giúp xác định tốc độ phân hủy hữu cơ trong nước thải.
  • Hàm lượng COD (Chemical Oxygen Demand): COD cho biết nồng độ oxy hóa cần thiết để phân hủy chất hữu cơ bằng quá trình oxy hóa học. Chỉ số này toàn diện hơn BOD vì nó bao gồm cả các chất không thể phân hủy sinh học.
Xem thêm: 
Đặc điểm hóa học của nước thải sinh hoạt
Đặc điểm hóa học của nước thải sinh hoạt

Thành phần sinh học:

  • Trong nước thải từ hoạt động sinh hoạt con người thường chứa các thành phần như nấm men, vi khuẩn và nấm mốc. Các thành phần mầm bệnh này có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người, cùng với các chất dinh dưỡng thúc đẩy sự phát triển của tảo độc, ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh.
Đặc điểm sinh học của nước thải sinh hoạt
Đặc điểm sinh học của nước thải sinh hoạt

Top 3 công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tốt nhất 2023

Dưới đây là các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được ưa chuộng nhất hiện nay mà bạn có thể xem xét và đưa ra lựa chọn phù hợp:

Công nghệ xử lý nước Aerotank 

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Aerotank là quá trình được dựa trên sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí. Qua quá trình sinh hóa, vi sinh vật này giúp phân hủy các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nước thải, làm giảm nồng độ ô nhiễm.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ Aerotank
Nguyên lý hoạt động của công nghệ Aerotank

Ưu điểm công nghệ Aerotank:

  • Quy trình đơn giản và dễ vận hành: Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt Aerotank được sử dụng với quy trình dễ dàng, giúp giảm thiểu các khó khăn trong việc xử lý nước.
  • Khả năng loại bỏ BOD và nitơ: Công nghệ này có khả năng loại bỏ chỉ số BOD và nitơ một cách hiệu quả trong nước thải, giúp cải thiện chất lượng nước.
  • Dễ mở rộng quy mô và công suất: Điểm mạnh cuối của công nghệ Aerotank là khả năng dễ dàng mở rộng quy mô và tăng công suất, phù hợp với nhu cầu tăng cường xử lý nước thải.

Nhược điểm:

  • Tiêu tốn năng lượng: Công nghệ này có một hạn chế khá đáng kể đó là tiêu tốn lượng lớn năng lượng để duy trì quá trình phát triển và hoạt động của vi sinh vật hiếu khí.

Phương pháp sinh học kỵ khí (UASB)

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) là phương pháp dựa trên quá trình sinh học kỵ khí. Qua quá trình này, nước thải được đưa ra từ dưới lên và đi qua lớp bùn chứa vi sinh vật kỵ khí, nơi các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được phân hủy hoàn toàn.

Quy trình công nghệ UASB
Quy trình công nghệ UASB

Ưu điểm công nghệ UASB:

  • Tận dụng khí sinh học: Một trong những ưu điểm nổi bật của công nghệ UASB là khả năng tận dụng nguồn khí sinh học phát ra từ quá trình xử lý nước thải. Khí này có thể được sử dụng lại để hỗ trợ quá trình phân hủy.
  • Phân hủy triệt để chất hữu cơ: Công nghệ UASB giúp phân hủy hoàn toàn các chất hữu cơ trong nước thải, đảm bảo rằng nguồn nước này được xử lý một cách hiệu quả.
Xem thêm:  Mưa axit là gì? Các phương pháp xử lý nước tốt nhất hiện nay

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào yếu tố môi trường: Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt UASB có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường như độ pH, nhiệt độ và nồng độ các chất ô nhiễm trong loại nước này. Điều này có thể yêu cầu sự điều chỉnh và quản lý kỹ lưỡng.

MET – công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất

Khi đề cập đến các công nghệ xử lý nước thải thì hoạt thì phải nhắc đến MET – đây là phương pháp tiên tiến và hiệu quả trong việc xử lý nước. Được phát triển và ứng dụng trên những công nghệ độc quyền, MET đã chứng minh được sự hiệu quả, đáng tin cậy trong việc đảm bảo chất lượng nước thải sau quá trình xử lý.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MET
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MET

Ưu điểm của công nghệ MET:

  • Không sử dụng lõi lọc và hóa chất: Một trong những ưu điểm lớn của MET là không yêu cầu về sử dụng lọc hoặc hóa chất trong quá trình xử lý. Điều này không chỉ giảm chi phí mà còn đảm bảo tính thân thiện với môi trường.
  • Tiết kiệm năng lượng: Công nghệ MET sử dụng lực xuyên tâm để tạo hiệu ứng chia tách và tác động lên nước thải. Do không cần sử dụng điện năng, MET giúp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.
  • Xử lý triệt để các chất ô nhiễm: MET có khả năng loại bỏ hoàn toàn các chất rắn lơ lửng và tác nhân gây ô nhiễm trong nước thải bao gồm cả những chất độc hại như asen, phèn, sắt và nhiều chất khác.
  • Tuổi thọ dài: Hệ thống xử nước MET được thiết kế với tuổi thọ dài lên đến hơn 10 năm, giúp hệ thống có khả năng xử lý lâu dài và ổn định cho người dùng.
  • Phù hợp với nhiều loại nước thải: Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt MET được tinh chỉnh dựa trên từng loại nước cụ thể, đảm bảo khả năng xử lý hiệu quả cho nhiều tình huống khác nhau.

Liên hệ để xử lý nước thải sinh hoạt

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả, hãy tìm hiểu thêm về Công nghệ MET tại trang web congnghemet.com.vn. Tại đây, bạn sẽ khám phá những thông tin cụ thể về công nghệ này, cách hoạt động, cũng như những ưu điểm và lợi ích mà nó mang lại. Được phát triển dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ tiên tiến, MET đã chứng minh khả năng xử lý triệt để các chất ô nhiễm và giúp nước thải trở nên an toàn và sạch sẽ.

Liên hệ ngay theo thông tin dưới đây:

————————————

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC TA

Địa chỉ: 53 Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *