Đặt lịch tư vấn

Đặt lịch thi công

Cách xử lý nước giếng có mùi theo phương pháp nào hiệu quả nhất

Cách xử lý nước giếng có mùi bằng phương pháp nào cho hiệu quả và tiết kiệm tốt đa chi phí. Hiện nay theo thống kê 60% dân số cả nước sử dụng nguồn nước giếng khoan dùng trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh. Nước giếng khoan vốn là mạch nước ngầm, tùy thuộc từng độ sâu, vùng địa lý, để đánh giá mức độ sạch của nước giếng khoan.

Có thể dễ dàng nhận biết nước nhiễm phèn sắt như nước mới bơm lên thường rất trong, có mùi tanh, để khoảng 30 phút nước sẽ chuyển sang màu vàng, có váng nổi trân bề mặt, trong bể chứa khi sờ vào chúng ta thấy nhớt màu đen. Nếu sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt ăn uống không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm nhanh hỏng các thiết bị và àm mất cảnh quan trong gia đình. Vì vậy bài viết này Công nghệ MET muốn giới thiệu đến các bạn cách xử lý nước giếng có mùi và nhiễm phèn sắt chúng ta cùng tìm hiểu.

nước giếng khoan

Dấu hiệu nhận biết nước giếng khoan ô nhiễm hoặc có mùi

– Nước nhiễm kim loại nặng và amoni

– Nước giếng khoan nhiễm phèn

– Nước giếng khoan nhiễm Fe và Mn.

– Nước giếng khoan bị nhiễm vôi

– Nước giếng khoan bị nhiễm nặm.

Nước giếng khoan được lấy từ sâu trong lòng đất, tuỳ theo vị trí địa lý, độ sâu, đặc điểm của địa tầng mà nước giếng khoan mang những đặc điểm, thành phần khác nhau. Do nguồn nước ngầm, nước giếng khoan hiện nay mang nhiều mối nguy cơ gây ô nhiễm nên trong thành phần nước giếng khoan có chứa nhiều tạp chất có thể liệt kê sau đây:

Bảng thông số chỉ số nước

Độ pH của nước

Được đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước (pH = -lg[H+]. Tính chất của nước được xác định theo các giá trị khác nhau của pH. Khi pH = 7 nước có tính trung tính, pH < 7 nước mang tính axit và khi pH > 7 nước có tính kiềm.

Độ cứng của nước

Là đại lượng biểu thị cho hàm lượng các muối của canxi và magie có trong nước. Có thể phân biệt thành 3 loại độ cứng: độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu và độ cứng hoàn toàn phần. Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các muối cacbonat và bicacbonat của caxi và magie có trong nước. Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các muối còn lại của caxi và magie có trong nước. Độ cứng toàn phần là tổng của hai loại độ cứng trên.

Xem thêm:  Cách xử lý nước giếng bị nhiễm dầu hiệu quả và an toàn nhất

Mời bạn xem thông tin thêm về : Dàn lọc nước giếng khoan

Hoặc tham khảo : Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt

Các hóa chất, hợp chất hữu cơ

Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người đều gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong đó có nguồn nước giếng khoan của bạn.Hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra vô số hóa chất gây ra vô số những tác hại đối với môi trường điều này chắc hẳn ai cũng nhận thấy được.

Hóa chất công nghiệp có trong nước giếng khoan. Ngoài ra hoạt động sản xuất nông nghiệp với hàm lượng dư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoạt động chăn nuôi chuồng trại cũng gây ảnh hưởng không ít đến nguồn nước giếng khoan của bạn.

Sử dụng vi khuẩn nhận biết

Có hai loại vi khuẩn điển hình gây hại đến sức khỏe con người được tìm thấy trong nguồn nước giếng khoan đó là E.coli và Coliform hoặc thậm chí tệ hơn có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như là tả, lỵ, thương hàn

Các loại vi khuẩn này có trong nước thải, khi nước thải không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào môi trường đất, nước gây ô nhiễm và thông qua đó xâm nhập vào nguồn nước ngầm, nước giếng khoan.

Độ kiềm của nước trước xử lý nước giếng có mùi

Có thể phân biệt thành độ kiềm toàn phần và riêng phần. Độ kiềm toàn phần bao gồm tổng hàm lượng các ion bicacbonat, hydroxit và anion của các muối của các axit yếu. Khi nước thiên nhiên có độ màu lớn, độ kiềm toàn phần sẽ bao gồm cả độ kiềm do muối của các axit hữu cơ gây ra. Độ kiềm riêng phần còn được phân biệt: độ kiềm bicacbonat hay độ kiềm hydrat.

Kim loại nặng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn nước ngầm, nước giếng khoan của bạn bị nhiễm kim loại nặng như là: do hoạt động khai thác các quặng kim loại nặng, các chất thải công nghiệp vào môi trường đất và nước, kim loại nặng có trong các lớp trầm tích mà nguồn nước ngầm chảy qua. Các kim loại nặng trong nước giếng khoan bao gồm : sắt ( phèn ), chì, asen, thủy ngân, Mn, Magie, Nhôm…

Chất Nitrit, amoni

Phân tử kim loại amoni trong nước. Ở những nơi chăn nuôi chuồng trại gia súc, nước thải sinh hoạt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nông nghiệp đất bị nhiễm các hợp chất hữu cơ của nitơ thấm vào nguồn nước ngầm. Tại Việt Nam, các trại chăn nuôi là rất nhiều nên nguồn nước bị nhiễm các chất độc hại này xảy ra cũng khá nhiều.,

Xem thêm:  Xử lý nước bằng clo thế nào cho hiệu quả? Phương pháp này tốt không?

Nước nhiễm đá vôi

Nước ngầm, nước giếng khoan ở những vùng núi đá vôi hàm lượng canxi trong nước cao. Nguồn nước bị nhiễm canxi rất dễ nhận đó là nước rất trong, khi đun sôi sẽ có cặn màu trắng bám ở đáy nồi.

Nguyên nhân nước giếng khoan có màu vàng, nâu đỏ và có mùi tanh

Nguyên nhân gây nên hiện tượng nước giếng khoan có màu vàng là do nước bị nhiễm Sắt( nhiễm phèn ). Sắt trong nước giếng khoan thường tồn tại dưới dạng Sắt 2+ (Fe2+) hay oxit Sắt II không kết tủa tồn tại lơ lửng trong nước, gây nên màu vàng và mùi tanh khó chịu.

Nguồn nước nhiễm phèn

Tại sao nước có màu đục và cặn đen, nhớt và tanh khó chịu

Rất nhiều gia đình khi bơm nước từ giếng khoan lên, nước trông có vẻ rất trong nhưng khi để lâu trong không khí thì lại xuất hiện cặn vàng dưới đáy hoặc là váng (nhớt) nổi lên trên bề mặt. Và khi đưa tay chạm vào bể chứa thì lại thấy nhớt màu đen. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này đó là nước giếng khoan đã bị nhiễm mangan nặng.

Một số loại nước giếng khoan phổ biến hiện nay là: nước nhiễm mặn, thường thấy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải Miền Trung; nước nhiễm sắt và mangan, được phát hiện nhiều ở khu vực Đồng Bằng Sông Hồng; nước chứa nhiều armoni và asen, phổ biến ở các đô thị lớn có nền công nghiệp phát triển và dân cư đông đúc; nước có nồng độ canxi cao, thường thấy ở khu vực Tây Nguyên.

nước nhiễm mangan

Tại sao nước giếng khoan có vị mặn

Nước ta có khoảng 1 triệu ha đất nhiễm mặn. Chiếm tới khoảng 3% diện tích tự nhiên cả nước. Các vùng nhiễm mặn chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Có hơn 700 ngàn ha đất mặn và nhiễm mặn. Các địa bàn bị mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng từ 30 – 40km. Ngoài ra, ở các tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận… diện tích đất nhiễm mặn cũng lên đến vài chục ngàn ha. Khi đất bị nhiễm mặn thì nước ngầm không tránh khỏi việc bị nhiễm mặn.

nước nhiễm mặn canxi

Tại sao nước giếng khoan bị nhiễm vôi

Bạn có thể dễ dàng nhận ra nguồn nước gia đình đang dùng có cặn trắng ở dưới đáy ấm, phích nước khi đun sôi, các đường ống nước, trong vòi của bình nóng lạnh, hay vòi cấp nước của máy giặt…. Dân gian xưa có cách làm sạch các cặn vôi bám dưới đáy ấm bằng vắt nước chanh, dấm ngâm trong vòng 24h cho cặn canxi bong ra, dùng khoai tây đun với nước… nhưng chỉ một thời gian ngắn sau các vật dụng nhà bếp đã xuất hiện lại các cặn trắng canxi khó chịu này.

Hiện tượng trên là do nguồn nước bị “cứng” do có chứa nhiều can-xi và ma-giê hòa tan. Hầu hết các giếng khoan ở khu vực có đá vôi đều gặp phải. Nó không chỉ xuất hiện trong các gia đình tự khoan giếng mà còn ở cả các hộ dùng nước máy của thành phố, do khâu xử lý nước của nhà máy không đảm bảo.

Xem thêm:  Xử lý nước giếng khoan tưới cây cảnh | Cách xử lý đơn giản, hiệu quả

nước bị vôi

Vậy đâu là phương pháp xử lý nước giếng khoan bị ô nhiễm đơn giản,có thể áp dụng tại nhà :

Cách xử lý nước giếng có mùi và nhiễm phèn sắt

Cách xử lý nước giếng có mùi

Cách thứ nhất: Xây bể lọc

Xây bể lọc xử lý nhiễm phèn sắt bằng công nghệ giàn mưa. Phương pháp này nhiều gia đình ở Việt Nam sử dụng.

Cách thứ 2: Sử dụng hệ thống lọc composite

Hệ thống lọc composite là sử dụng thiết bị chứa vật liệu để phân tách phân tử trong nước như: than hoạt tính, hạt cation, cát mangan, cát thạch anh. Với kích thước và hệ thống lọc to nhỏ tùy theo mục đích sử dụng khối nước.

Cách thứ 3: Xử lý nước giếng khoan bằng Công nghệ MET

• Với công nghệ MET có khả năng loại bỏ hoàn toàn các thành phần tạp chất và khoáng chất nguy hại cho sức khỏe con người như Asen, phèn, sắt…Đồng thời giữ lại các thành phần có lợi cho sức khỏe con người, xử lý triệt để một số khí độc bao gồm: metan, hydro sunphua, amoni…

• Hệ thống xử lý bằng công nghệ MET không sử dụng hóa chất

•  Không sử dụng lõi lọc, không mất chi phí thay lõi như RO.

•  Không sử dụng cát thạch anh, than hoạt tính như máy lọc bán trên thị trường.

Cách xử lý nước giếng có mùi bằng công nghệ MET có tốt không?

Tất cả cách xử lý nước giếng có mùi kể trên thì công nghệ met có nhiều ưu điểm hơn cả. Trải qua nhiều công trình dự án thì công nghệ met mang đến cho gia đình bạn các mặt như :

•  Chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN01:2009/BYT

• Giá thành rẻ phù hợp mọi gia đình, Các thiết bị trong gia đình không phải thay mới.

• Tuổi thọ công nghệ xử lý nước met lên đến 30 năm

phiếm kiểm tra thí nghiệm

Quy trình xử lý nước giếng khoan có mùi bằng công nghệ MET

– Sau khi nước thải sinh hoạt được đưa từ bể chứa nước. Cần xử lý (bể sơ cấp) chảy qua bể chứa hệ thống xử lý nước (bể thứ cấp). Bằng hệ thống đường ống lọc tạo ra các guồng chia tách nước. Sau đó sẽ được lọc thô nhờ một màng lọc tự nhiên. Sau đó chạy vào hệ thống lọc của máy.

Từ đây chất thải được phân chia thành nhiều đường khác nhau:

– Chất thải rắn như sắt, mangan, asen sẽ được đi vào đường ống xả chất thải.

– Các chất khí được hút vào đường ống đi ra ống thoát khí CH4, CO.

– Các phân tử nước chịu tác động của lực đẩy, lực nén, lực hút. Lực xuyên tâm mà kết cấu của phân tử nước bị phá vỡ. Nhờ vậy các loại khí trong quá trình lọc được thoát ra ngoài qua đường thoát khí.

– Tiếp đó nước lại qua các ống lọc vĩnh cửu để cân bằng PH cũng như là khử trùng…

– Tiếp theo nước lại qua các cục xử lý lần 2, nước từ họng hút nước từ cát được hút vào. Sau đó ta thu được nước an toàn chảy vào hệ thống bể dùng cho sinh hoạt.

Liên hệ tư vấn cách xử lý nước giếng có mùi

Trên đây là một số cách xử lý nước giếng có mùi và nhiễm phèn sắt được sử dụng phổ biến. Ở nước ta các bạn cùng tham khảo và ứng dụng cho gia đình mình nhé. Để được tư vấn thêm về các giải pháp xử lý nước các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất nhé.

————————————-

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC TA

Địa chỉ: 53 Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Website : https://congnghemet.com.vn

Email : congnghexulynuocmet@gmail.com

Hotline & Zalo 24/24: ???????????????? ???????????? ????????????.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *